Insane
Logo
Chào mừng bạn đến với bocau.hexat.com - wapsite của căn cứ bồ câu Nhật Vy
Bây giờ là: 18:13 Ngày: 05/05/24
Đang Online:1
Thu hoạch
Thư viện
Tìm kiếm GOOGLEmobile
internet
Tổng hợp hay * Truyện cười người lớn * Tải full * Phần mềm mobile * Nghe nhạc online * Phần mềm operadong ho
NHÀ NÔNGLÀM GIẦU
Cảm ơn đời mỗi sớm mai thức dậy. Nghe chim gù, nhâm nhi tách cà phê!
Các giống chim bồ câu mà chúng ta đang nuôi đã được thuần hóa rất lâu ở nước ta nên vịêc nuôi chúng không có gì là khó. Nhưng nếu chúng ta hiểu được những đặc tính của chúng thi việc nuôi sẽ dễ dàng hơn.
A 2
- Sống có đôi: Chim hoang hay chim nhà dù chúng sống thành bầy đàn hàng trăm đôi với nhau nhưng đôi nào vào đôi đấy. Khi bay, khi đậu có nhau và cùng tìm một nơi lý tưởng để xây dựng cho tổ ấm cho mình. Vì thế mà khi có một con chim, vì một lý do nào đó mà chúng không ở với nhau thì sẽ đi tìm con khác. Khi nuôi nhốt ta nên nhốt 2 con với nhau thì chúng vui vẻ mớm mồi cho nhau. Nếu chúng ta nhốt một con thì chúng buồn ủ rũ, ăn ít...có khi còn không nghĩ đến chuyện ăn uống, sinh ra bệnh tật.
- Tính thông minh: tục ngữ có câu, " lạc làng nắm đuôi chó, lạc ngõ nắm đuôi trâu" ngụ ý nói hai con vật này thông minh, có trí nhớ dai và tin là chúng có giác quan thứ sáu nên lạc đường vẫn tìm được cách về nhà. Xưa nay chưa thấy ai khen bồ câu có giác quan thứ sáu nhưng khà năng nhớ dai của nó còn trên tài cả chó và trâu. Bắt một con chim bồ câu nuôi thả, đem đi thả cách nhà vài chục cây số nhưng bồ câu vẫn tìm được về tổ cũ của nó. Bồ câu vừa có trí nhớ dai vừa biết định hướng để bay về chỗ cũ. Do tính thông minh nên từ xa xưa, con người đã khôn khéo luyện tập cho chúng đưa thư từ nơi này sang nơi khác với đường xa chập trùng nhiều chướng ngại sông núi, xa cách năm bảy chục cây số vẫn mang lại kết quả tốt. Tất nhiên là phải huấn luyện rất công phu, có kỹ thuật có phương pháp, như cách chọn giống, như phương pháp luyện tập riêng...
- Dễ tính: Chim bồ câu khá dễ tính, dù sống thành bầy đàn nhưng ít khi chúng đánh nhau. Chỉ khi tranh dành tổ, chỗ đậu...thì chúng mới đánh nhau. Nhưng nếu một con chịu thua thì cuộc ẩu đã sẽ kết thúc mà không xảy ra đổ máu và ngược lại. Đặc biệt là bồ câu rất dễ tính trong việc dồn trứng, dồn con. Chúng có thể ấp trứng hoặc nuôi con của đôi khác. Nhưng nếu dồn con thì chim con được khoảng 2 tuần tuổi là tốt nhất. Cá biệt có những con sẵng sàng mớm mồi cho chim con ở chuồng bên cạnh khi chim con thò mỏ sang, và nó biết chắc chắn là không phải con của mình.
- Thích chuồng đẹp: Nếu chúng ta nuôi thả thì nên làm chuồng đẹp và sơn nhiều màu. Những đôi có máu mặt thì bao giờ cũng tranh dành được những chuồng đẹp và ở trên cao. Đôi nào yếu thế, biết thân biết phận thì ở những chuồng xấu và ở dưới thấp. Nếu làm chuồng đẹp có khi còn dụ được chim ở nơi khác về. Có nhà làm chuồng chim như cảnh mẹ con chi Dậu mà chim vẫn ở, nhưng phải cho chúng ăn đầy đủ và không bị xua đuổi thì chim vẫn sinh sản tốt. Có lẽ chúng hiểu được là " mỗi cây mỗi hoa, mỗi nhà mỗi cảnh"
- Sạch sẽ: Ngay cả những lúc bận rộn phải nuôi con, ấp trứng thì chim bồ câu vẫn chăm no cho thân thể. Bất cứ chỗ nào có nước là chúng nhảy vào. Khi ăn có thể tranh dành đánh nhau chứ khi tắm chúng lại hiền hòa như anh em một nhà. Nếu chúng ta nuôi nhốt lâu không cho chim tắm, khi ta để chậu nước vào thì chúng sẽ nhảy vào mà không cần bíêt trời mưa hay nắng, nóng hay lạnh. Tận dụng đặc tính này chúng ta nên cho một ít muôi vào nước cho chim tắm để diệt các ký sinh trùng. Nước pha muối có tác dụng làm ung trứng rận mạt bám vào lông vũ của chim. Đối với chim sinh sản một tuần nên cho tắm một đến hai lần. Thời gian tắm thích hợp nhất là vào khoảng một đến hai giờ trưa. Nếu nuôi nhốt thì phải chọn những ngày trời ấm chứ không nên máy móc hàng tuần, hàng tháng cứ đến ngày định kỳ là cho chim tắm. Nếu phải ngày thời tiết ẩm ướt mà cho chim tắm sẽ bị sinh bệnh. Làm như thế chả khác nào " tiền mất, mà tật... chẳng thấy đâu"
- Thích yên tĩnh: bồ câu thích sống yên tĩnh. Chuồng trại mà bị chó, mèo hay chuột bọ thường xuyên đến quấy phá chim dễ bị sốc. Nếu nuôi chuồng mà tổ của nó bị nhiều người đến săm soi rờ mó thì dù đang mê ổ đến mấy chúng cũng tỏ ra lười ấp, cứ nằm chưa ấm chỗ lại vội bước ra....cho đến một lúc nào đó cảm thấy yên tĩnh mới ấp trở lại.
- Thích ăn hột hạt: bồ câu rừng cũng như bồ câu nhà đều thích ăn hột hạt như ngô, lúa, các loại đậu, nhất là đậu xanh... Cám thực phẩm gia cầm cũng là món ăn khoái khẩu của bồ câu. Hạt ngô vỡ làm ba, làm tư bồ câu vẫn ăn nhưng không thích bằng hạt còn nguyên vẹn. Vì vậy chúng ta nên chọn loại ngô hạt nhỏ và là ngô vàng chim mới thích ăn.


Các bài đã đăng
* Chim bồ câu có chung thủy hay không?
* Chim bồ câu nhanh hơn internet
* Chuyện về người mê chim bồ câu đua
* Đặc điểm của bồ câu
* Người huấn luyện chim bồ câu đại lễ 1000 năm Thăng Long - Hà Nội
* Tại sao chim bồ câu được chọn là biểu tượng của hòa bình?
* Huấn luyện bồ câu đưa thư

Thông tin cần biết
Thủ thuật điện thoại / Mã vùng điện thoại các tỉnh VNPT / Thời tiết / Bí quyết làm đẹp cho phụ nữ


Giải trí
> Nghe nhạc miễn phí
> Tải Full
> Tìm kiếm tất cả
> Tải Game mobile
> Tủ sách java
> Giải trí
> Phần mềm mobile
HữuHOMEHữuChatr kết bạn
Gửi cho bạn bè

Ads:Wap tải di động free !
Ads:Hàng đẹp mới về
© CopyrightHai Thành Viên
Powered byXtgem.com
Tải các phần mềm hỗ trợ lướt web như Opera, Ucweb , Google chrome ....Tại đây >>
Hôm nay :10403
You are from :Hữu
Biên tập:Đỗ Văn Hưng
Cơ quan chủ quản:Căn cứ bồ câu Nhật Vy
Địa chỉ: Xuân Thành, Xuân Trường, Nam Định
Email: nhatvy200912@yahoo.com
Giấy phép đăng ký số 1058-GP/Sở TTTT,Nam Định, ngày 01 tháng 01 năm 2010
Bản quyền thuộc Căn cứ bồ câu Nhật Vy. Phiên bản chạy thử nghiệm g.CMS Portal version 1.0
Ghi rõ nguồn bocau.hexat.com nếu bạn cho phát hành lại thông tin từ wapsite này!