XtGem Forum catalog
Logo
Chào mừng bạn đến với bocau.hexat.com - wapsite của căn cứ bồ câu Nhật Vy
Bây giờ là: 10:36 Ngày: 19/03/24
Đang Online:1
Thu hoạch
Thư viện
Tìm kiếm GOOGLEmobile
internet
Tổng hợp hay * Truyện cười người lớn * Tải full * Phần mềm mobile * Nghe nhạc online * Phần mềm operadong ho
NHÀ NÔNGLÀM GIẦU
Cảm ơn đời mỗi sớm mai thức dậy. Nghe chim gù, nhâm nhi tách cà phê!
* Chim bồ câu có chung thủy hay không?

A9
Bồ câu sống với nhau thành bầy đàn nhưng đến tuổi trưởng thành thì đôi nào vào đôi đấy. Một đôi khi đã bắt cặp với nhau thì sống bên nhau trọn đời, lúc nào cũng âu yếm, rỉa lông, rỉa cánh cho nhau... Chỉ khi một con bị chết hay bị lạc đàn thi con kia mới chịu đi bước nữa với một con chim khác. Với chúng, chỉ cần khác giới tính là bắt cặp với nhau chứ không phân biệt dòng giống, không kén chọn già hay non, màu lông... Có điều nếu cứ để chúng tự ghép với nhau thì không sao nhưng chúng ta ghép thì ít có đôi thuận thảo với nhau ngay, phải mất vài ba ngày hoặc có khi không ghép được phải đổi con khác. Với tính chung thủy cuả bồ câu người đời vẫn khen là giống chim có đức tính...tốt như người nên ông bà ta thường khuyên con cháu hãy nhìn vào đó mà học tập.

C
Thật ra, nếu ai nghĩ bồ câu sống chung thủy với nhau thì người đó nhầm to. Cả anh và chị đều là chúa ngoại tình. Nếu ai đã từng nuôi bồ câu theo phương pháp nuôi nhốt tập thể mới thấy rõ điều đó. Trong thời gian chim mái chưa nằm ổ thì cả hai con lúc nào cũng quấn quýt với nhau, khi rỉa lông, khi mớm mồi có vẻ yêu thương nhau lắm. Nếu một con từ trên cao bay xuống hoặc từ chỗ này bay sang chỗ khác thì con kia lập tức bay theo. Thỉnh thoảng chim trống đi sau chim mái đầu cứ gục lên, gục xuống trong khi bờm lông cổ ra, trông như chim đang chơi trò múa sư tử...đó là lúc trống gù mái tỏ tình với nhau.
B
Trong khi chị mái nằm trong ổ ấp trứng thì anh trống nhởn nhơ đi khắp trại. Nếu gặp chị mái nào thì anh tán tỉnh bằng cách tiến xát lại, gục lên, gục xuống... Nếu chị mái đó chưa đến kỳ sinh sản thì cắm đầu chạy te tua. Còn ngược lại, đến kỳ sinh sản thì nằm bẹp xuống để cho a trống nhảy lên đạp mái. Xin lưu ý là chim mái chịu trống trước khi đẻ khoảng vài tuần và tuần đầu ấp trứng vẫn chịu trống. Và khi đến ca đổi ấp, anh trống năm trên ổ, chị mái lại có quyền đi khắp trại. Thế là gặp anh nào tán tỉnh, chị ta liền nằm ẹp xuống để anh trống nhảy lên.

Trên thực tế, khi nuôi chim bồ câu chúng tôi còn gặp một trường hợp mà chưa thấy tài liệu nào nói đến đó là hai con bồ câu mái cặp với một con bồ câu trống. Không biết hai con chim mái này có sinh sản tốt hay không còn phải đợi thêm một thời gian nữa. Xin trả lời các qúy vị vào một dịp khác. Nhưng đến đây chắc qúy vị cũng hiểu được là chim bồ câu có chung thủy hay không.

Giải trí
> Nghe nhạc miễn phí
> Tải Full
> Tìm kiếm tất cả
> Tải Game mobile
> Tủ sách java
> Giải trí
> Phần mềm mobile